Chứng mệt mỏi (fatigue/drowsiness) khi lái xe là trạng thái suy giảm sự tỉnh táo về tinh thần, làm suy yếu hiệu suất nhận thức và tâm lý vận động bao gồm cả việc điều khiển xe. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người lái xe mệt mỏi có thể gây tai nạn giao thông, cùng với đó là các hệ luỵ phí tổn đáng kể. Mệt mỏi là một trong những nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông. Mệt mỏi bao gồm thay đổi về sinh lý, xử lý cảm giác, và nhận thức. Phân tích dữ liệu thống kê tai nạn cho thấy sự mệt mỏi có liên quan đến tai nạn giao thông, đặc biệt là vào ban đêm, cũng như giờ lái kéo dài. Nghiên cứu gần đây về các tài xế xe tải có hiện tượng bất hoạt vỏ não và tăng chứng buồn ngủ chủ quan trong những giờ cuối của ca lái xe cả đêm. Các nghiên cứu với những người lái xe không chuyên nghiệp cũng đã chứng minh sự bất hoạt vỏ não để đáp ứng với việc lái xe liên tục trong môi trường đơn điệu và lặp đi lặp lại. Người lái xe có kinh nghiệm biết rằng họ gây nguy hiểm cho bản thân và những người khác nếu họ bỏ qua cảm giác mệt mỏi hậu quả là ngủ thiếp đi.
Một khảo sát mới đây với 2000 tài xế thương mại và một nghiên cứu chuyên sâu với 18 tài xế trong vài tuần, cho rằng mệt mỏi khi lái xe là do lịch trình bất thường và nhu cầu công việc. Họ tin rằng tai nạn có liên quan trực tiếp đến sự mệt mỏi. Một báo cáo của Hiệp hội Ô tô Hoa Kỳ đã kết luận rằng 41% tai nạn xe tải hạng nặng có liên quan trực tiếp đến sự mệt mỏi. Trong điều kiện phòng thí nghiệm có kiểm soát, người ta quan sát thấy các dấu hiệu mệt mỏi rõ rệt ở một số đối tượng chỉ sau 1 giờ lái xe hoặc thực hiện nhiệm vụ cảnh giác. Có một mối quan hệ chặt chẽ giữa lái xe và cảnh giác. Sự suy giảm hiệu suất trên đường có thể là do suy giảm cảnh giác hoặc mệt mỏi của người lái xe. Các tài liệu về cảnh giác cho thấy mối quan hệ với sự mệt mỏi của người lái xe, sự suy giảm cảnh giác có vai trò quan trọng trong các vụ tai nạn xe cộ.
Cần xem xét mối quan hệ giữa thời gian lái xe và tỷ lệ tai nạn:
- Ngay cả khi giới hạn hợp lý về thời gian lái xe, tai nạn vẫn có thể xảy ra do mệt mỏi.
- Thời gian không phải là yếu tố duy nhất tạo ra sự mệt mỏi. Các yếu tố khác bao gồm:
– Làm việc nặng nhọc trước khi lái xe dẫn đến mệt mỏi về thể chất và do đó mệt mỏi trong khi lái xe.
– Điều kiện giao thông kém, tuyến đường và các quy tắc giao thông khác dẫn đến căng thẳng.
– Căng thẳng dẫn đến mệt mỏi.
– Rượu và sử dụng ma túy không chỉ dẫn đến buồn ngủ mà còn làm chậm thời gian phản ứng.
– Các yếu tố môi trường như nhiệt nóng và tiếng ồn đều góp phần gây mệt mỏi.
– Thiếu ngủ khiến lái xe buồn ngủ trong thời gian thức dậy và do đó làm giảm hiệu suất.
– Rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến mệt mỏi.
Các yếu tố trên không chỉ dẫn đến mệt mỏi mà còn làm tăng khả năng xảy ra tai nạn liên quan đến đường bộ và giảm hiệu suất và thời gian phản ứng trong quá trình lái xe. Một trong những giải pháp tránh mệt mỏi là lái xe cần cân nhắc 2 điểm đã nêu và nên phân bổ thời gian dừng nghỉ hợp lý, và hạn chế lái xe thâu đêm.
(Theo Saroj Kusum Lata Lal, 2001)