Động đất Myanmar ngày 28/3/2025

Vào khoảng 12:50 giờ địa phương (13:20 giờ Hà nội) ngày 28/3/2025, một trận động đất mạnh 7,7 độ richter, tâm chấn độ sâu 10km, xảy ra gần Mandalay, Myanmar (cách Hà nội khoảng 1.500km, cùng vĩ độ 21N). 12 phút sau, khu vực này lại rung chuyển bởi trận động đất thứ 2 mạnh 6,7 độ richter với tâm chấn cách đó khoảng 31 km về phía nam. Các trận động đất đã gây ra sự rung lắc dữ dội và sự sụp đổ các tòa nhà gần tâm chấn, thiệt hại về cơ sở hạ tầng xảy ra ở Bangkok, Thái Lan, khoảng 1.000 km về phía đông nam. Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA ở Nam California đã sử dụng dữ liệu từ radar và vệ tinh quang học để mô tả mặt đất di chuyển do những trận động đất này. 

Bản đồ dịch chuyển mặt đất do động đất (Nguồn: NASA)

Trong bản đồ trên, các điểm ảnh màu đỏ (mũi tên đỏ) biểu thị mặt đất dịch chuyển về phía bắc, trong khi các điểm ảnh màu xanh lam (mũi tên xanh) biểu thị dịch chuyển về phía nam. Dữ liệu nêu bật sự dịch chuyển mặt đất hơn 3m dọc theo các phần của đứt gãy, với tổng độ lệch hơn 6m ở một số nơi. 

Hình ảnh chỉ ra rằng các trận động đất có thể là kết quả của chuyển động trượt dọc theo đứt gãy Sagaing hướng bắc-nam, nằm ở giao diện giữa các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu. Dữ liệu trong hình ảnh xác nhận chuyển động trượt bên phải dọc theo đứt gãy và giúp hạn chế các ước tính được mô hình hóa về mức độ sụt lún đứt gãy và độ dịch chuyển mặt đất do động đất. Theo USGS, khu vực này có lịch sử địa chấn đáng kể, với sáu trận động đất lớn hơn 7,0 độ richter xảy ra trong vòng khoảng 250 km từ năm 1900 đến trận động đất ngày 28/3. Đứt gãy bề mặt do trận động đất ngày 28/3 tạo ra đã được ước tính dài khoảng 550 km, kéo dài từ phía bắc Mandalay đến phía nam thủ đô Nay Pyi Taw, đây là một trong những sụt lún đứt gãy trượt dài nhất được ghi nhận. Các phân tích của các nhà khoa học khác cho thấy, sụt lún không những đặc biệt dài, nó còn xảy ra rất nhanh, cho thấy đó có thể là một trận động đất “siêu cắt” hiếm hoi. Khi đó sự trượt dọc theo đứt gãy di chuyển nhanh hơn sóng địa chấn mà nó tạo ra, có thể tập trung năng lượng địa chấn trước khi đứt gãy. Hiệu ứng này có thể làm lực lực phá hủy của trận động đất và có thể là một phần lý do tại sao động đất vừa rồi gây ra quá nhiều thiệt hại ở cả vùng xa tâm chấn.

Nguồn: NASA

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *