Gần đây trên thông tin báo và đô thị thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, một số phương tiện xe buýt mới được dưa vào sử dụng chạy khí nén thiên nhiên (CNG). Đây được coi là bước khởi đầu thay thế xe chạy nhiên liệu diesel bằng CNG nhằm giảm thiểu phát thải khí gây ô nhiễm môi trường không khí ngăn ngừa tác động sức khỏe cộng đồng đô thị. Một nghiên cứu mới đây (2016) tại thành phố Thiên An, tại một trạm xe buýt đi 40 tuyến, có 3500 xe, và chuyên chở 30.000 khách mỗi ngày, tổng lượng khí độc CO (ôxít các bon) và bụi mịn (PM2.5) hàng ngày thải ra tương ứng là 224,532g và 1,6374g (từ ống xả, phanh và lốp xe). Nếu các xe buýt này chạy bằng CNG thì sẽ giảm 85,64 % bụi PM2.5 và 6,21% CO từ khí thải. Theo một nghiên cứu tại Benin (2006), kết quả đo khí độc thải từ xe buýt đô thị để so sánh giữa xe chạy diesel và CNG cho thấy xe chạy CNG phát thải thấp hơn 50 lần thành phần PAH (hydro các bon thơm mạch vòng-gây ung thư), 20 lần formaldehyde, hơn 30 lần bụi PM và giảm đáng kế thành phần NOx (ôxít Ni tơ). Một nghiên cứu khác của Đại học West Virginia (1999), so sánh xe buýt động cơ “1997 ISB 5.9 liter Cummins” sử dụng diesel và CNG, cho thấy xe sử dụng CNG phát thải 13,0g NOx/km và 0.016g PM/km, trong khi xe sử dụng diesel phát thải 19,7g NOx/km và 0,41g PM/km. Như vậy, xe buýt sử dụng CNG sạch hơn và hiệu quả hơn so với xe sử dụng diesel.
Giảm phát thải các loại khí độc và ô nhiễm từ xe buýt giảm thiểu đáng kể tác động sức khỏe cho cộng đồng. Nghiên cứu khí thải xe buýt tại Santiago (2000) cho thấy việc thay thế xe buýt chạy diesel bằng xe CNG đã giảm phát thải 229 tấn PM/năm, giảm chi phí y tế do tác động khí thải của một xe là 9130 USD/năm. Hít phải PM có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5µm có nguy cơ cấp cứu hoặc nhập viện do triệu chứng hoặc các bệnh tim phổi, đường hô hấp, hoặc tử vong.
Ở trên cho thấy việc thay thế xe buýt chạy diesel bằng CNG góp phần giảm đáng kể khí thải gây ô nhiễm và chi phí y tế do tác động đến sức khỏe. Tuy nhiên, so với diesel, xe chạy CNG vẫn còn một lượng phát thải nhất định. Nghiên cứu mới đây cho thấy hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (volatile organic compounds- VOC) có xu thế tăng lên khi tăng phương tiện giao thông sử dụng CNG. Ngoài ra hệ thống tiếp nhiên liệu CNG cũng tiềm tàng gây mất an toàn cháy nổ. Vì vậy, để tiến tới một đô thị sạch và an toàn hơn và không có khí thải giao thông thì đây chỉ là giai đoạn chuyển tiếp để tiến tới một hệ thống xe buýt được điện khí hóa (bus electrification), ở đó không có phát thải từ phương tiện này.
Xe buýt điện và trạm nạp điện
Nếu có chính sách phát triển và kế hoạch hỗ trợ từ bây giờ, dự đoán trong vòng 10-15 năm tới xe buýt điện khí hóa sẽ phổ biến ở Việt Nam góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống ở các đô thị, và chống biến đổi khí hậu. Dưới đây là một số loại xe buýt không phát thải (Zero Emission Bus-ZEB) đã và đang bắt đầu được sử dụng ở Hoa Kỳ.
Trần Phương Đông