Nếu không có giải pháp giảm thiểu, phát thải khí nhà kính (GHG), trong đó khí carbonic (CO2) chiếm phần lớn, từ giao thông đường bộ (GTĐB) sẽ chiếm 70% tổng lượng GHG từ lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT) vào năm 2050. Phi carbon hóa (decarbonisation) và chuyển đổi phương thức giao thông sang sử dụng năng lượng tái tạo (NLTT) là các giải pháp chính giảm phát thải GHG. Việc này đòi hỏi cần có chính sách tham vọng thúc đẩy các giải pháp đó cùng với việc xem xét ứng dụng chuỗi cung ứng các giải pháp công nghệ khác nhau. Hiện nay phần lớn 90% xe con (car) sử dụng nhiên liệu xăng (gasoline) hoặc dầu (diesel). Để chuyển đổi hệ thống truyền động mới (powertrain) sang xe điện (battery elecric vehicle-EV) (chạy bình) hoặc xe dùng nhiên liệu hydrogen (fuel cell EV) đòi hỏi việc đầu tư lớn từ ngành công nghiệp ô tô cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống xạc điện (charging) và nạp nhiên liệu (hydrogen). Nhiều quốc gia có chính sách (trợ giá) khuyến khích người dùng mua xe điện và phát triển cơ sở hạ tầng liên quan. Do đó, tiêu thụ xe điện đã tăng mạnh trong vài năm gần đây.
Mô hình trạm xạc điện/nhiên liệu sử dụng NLTT
Tuy nhiên, chính sách liên kết GTVT và NLTT vẫn chưa phổ biến. Hiện đang thiếu một quy hoạch tổng hợp giữa 2 lĩnh vực. Hiện chỉ có 28 thành phố và 39 quốc gia hoặc bang/tỉnh đặt ra mục tiêu độc lập về xe điện và NLTT, nhưng ở mức độ tham vọng khác nhau.
Tổ chức FiA (FiA Foundation), trong báo cáo nghiên cứu gần đây, đưa ra 5 khuyến cáo nhằm đưa hợp phần NLTT vào GTVT:
- Xây dựng lộ trình dài hạn cấp quốc gia phi carbon hóa năng lượng và hệ thống GTVT;
- Tăng cường hợp tác hai ngành năng lượng và GTVT, đảm bảo thực thi ở nhiều cấp quản lý về các giải pháp NLTT;
- Dùng công cụ chính sách nhằm thực hiện hiệu quả lộ trình (1);
- Nâng cao năng lực hiểu biết, đối thoại, và nhận thức trong cộng đồng giữa hai lĩnh vực GTVT và NLTT;
- Xây dựng bộ công cụ đánh giá các giải pháp và thách thức gặp phải đối với tình huống cụ thể.