Biến đổi khí hậu: Quan điểm chính trị về thời tiết cực đoan

Mới đây, ngày 4/9/2018, cơn bão mạnh Jebi (tốc độ gió 216 km/h) tràn vào Nhật Bản gây thiệt hại nghiêm trọng, mười ngày sau 2 cơn bão đồng thời được dự báo rất mạnh là Mangkhut (hình thành bờ tây Thái Bình Dương tràn vào Phillipnes, Đài Loan, Hong Kong và Việt Nam); và bão Florence (hình thành bờ tây Đại Tây Dương tràn vào Hoa Kỳ).

Bão Florence (trái) và Mangkhut (phải) (Nguồn: TROPICAL TIDBITS)

Liên tiếp các cơn bão mạnh hình thành và đe dọa nhiều quốc gia, trên các hệ thống truyền thông quốc tế đang bàn luận một đề tài khá mới gọi là “Quan điểm chính trị về thời tiết cực đoan” (politics of extreme weather) liên quan đến biến đổi khí hậu. Vậy bản chất biến đổi khí hậu là gì?

  • Khí hậu là điều kiện trung bình của thời tiết tại một khu vực trong một khoảng thời gian (nhiều năm) đặc trưng bởi nhiệt độ, tốc độ gió và lượng mưa;
  • Khí hậu không ám chỉ thời tiết ngày hôm nay, tuần này hoặc năm này mà chỉ loại thời tiết (range of weather) (bao gồm các năm nóng và lạnh, khô và ẩm) đặc trưng cho mỗi khu vực;
  • Biến đổi khí hậu là một quá trình tự nhiên đã xảy ra từ hàng tỷ năm trước đây;
  • Hoạt động nhân sinh (gây phát thải CO2 và khí nhà kính) đang làm thay đổi mức độ biến đổi của khí hậu;
  • Biến đổi khí hậu gây nhiều ảnh hưởng hơn là sự ấm lên.

CO2 và khí nhà kính gây biến đổi khí hậu như thế nào? Xem hình dưới đây:

CO2 và khí nhà kính hấp thụ nhiệt (tia hồng ngoại-IR): CO2 tăng -> nhiệt độ không khí tăng -> trái đất ấm lên.

Hậu quả trái đất ấm lên:

  • Thay đổi lượng mưa và tuyết rơi;
  • Thay đổi di cư các loài và chy kỳ sống của thực vật;
  • Thời tiết nóng hơn và nhiều đợt sóng nắng nóng (heat wave);
  • Khô hạn và cháy rừng nhiều hơn;
  • Bão/áp thấp mạnh hơn;
  • Nước biển dâng;
  • Đại dương nóng lên;
  • San hô biển suy giảm hoặc chết.

Ngoài một số ít tác động tích cực, các thay đổi trên gây nhiều tác động tiêu cực đáng kể đến đời sống kinh tế-xã hội của con người. Do đó, để chống biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiệt hại: cần giảm thiểu phát thải khí CO2 bằng cách kiểm soát phát thải CO2 trong công nghiệp và phát triển ứng dụng năng lượng sạch (bao gồm năng lượng tái tạo) không phát thải CO2 và khí nhà kính. Nỗ lực này sẽ làm giảm sự ấm lên của trái đất.

Dưới đây là ví dụ, việc hình thành một cơn bão theo mùa là diễn biến bình thường, nhưng nếu nhiệt độ nước biển tăng (do biến đổi khí hậu) thì khả năng sẽ làm cho cường độ bão mạnh hơn.

Biến đổi khí hậu -> Nhiệt độ bề mặt nước biển tăng -> Bão mạnh hơn do nhận được nhiều nhiệt từ mặt nước biển.

Bão lấy sức mạnh từ đâu?- Nhiệt độ nước biển bề mặt.

Nhiệt độ nước biển trước bão (trái) và sau bão (phải)

Trên ảnh vệ tinh trong clip cho thấy nhiệt độ nước biển trước và sau khi bão đi qua (thấp hơn do nhiệt đã cấp năng lượng cho bão).

Trần Phương Đông

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *